XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng, thì nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày được nâng cao, các dịch vụ theo đó mà phát triển. Trong đó, việc đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cũng như về mặt sức khỏe là một nhu cầu hết sức quan trọng trong mỗi con người đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một nhiều hơn, khiến cho các bênh viện lớn quá tải và gây sức ép với ngành y tế.Để giảm tải cho các bệnh viện lớn thì hàng loạt các phòng khám tư nhân được thành lập nhằm giải quyết phần nào sức ép cho ngành y tế là điều cần thiết. Điều đáng lo ngại nhất là phần lớn các phòng khám này chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc vấn đề xử lý nước thải y tế chỉ được xử lý sơ bộ, không đạt tiêu chuẩn đã và đang gây tác động ô nhiễm nguồn nước rất nhiều.
Cũng theo thông tư và:
+ Quyết định số 2038/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 11 năm 2011, quyết định phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Tại điều 1, khoản 2 quy định: “ 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, 70% các cơ sở y tế tuyến tỉnh, 50% các cơ sở y tế tuyến huyện và 100% các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
+ Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành. Tại điều 7, quy định:
1. Phòng khám đa khoa khu vực phải có hệ thống xử lý nước thải
2.Nước thải từ khu kỹ thuật khám – chữa bệnh và từ các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý.
Nắm bắt được sự cần thiết phải thiết kế một hệ thống xử lí nước thải nhỏ gọn,hiệu quả dễ vận hành và đặc biệt là tiết kiệm chi phí đầu tư , Công Ty chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn công nghệ mới để áp dụng vào lĩnh vực xử lý nước thải y tế cho phòng khám đa khoa, nha khoa với lưu lượng nhỏ để đảm bảo nước thải sau khi xử lí đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào hệ thống nước thải của thành phố.
Trước khi đi vào giới thiệu công nghệ xử lý, Chúng tôi hướng dẫn sơ về quy trình phát sinh và thu gom nước phải trong phòng khám như sau:
1. Nước thải y tế phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh nhân cả khu vực lưu trú và ngoại trú:
- Nước thải từ phòng điều trị bệnh nhân, từ phòng X – quang, các phòng xét nghiệm (phòng mổ, phòng huyết học truyền máu), từ việc lau rửa phòng mổ và các dụng cụ mổ,…. Nước thải này được coi là nước thải nguy hại vì có chứa các tác nhân truyền nhiễm, vi sinh vật gây bệnh cao.
- Nước thải nha khoa chủ yếu là từ ghế nha khoa và lavabo rửa tay, hoạt động cạo vôi răng, nhổ răng, máu, dịch từ hoạt động điều trị nhu chu, chữa các bệnh về răng miệng nên đa số nhiễm vi khuẩn rất cao và có tính lây nhiễm mạng, nước thải này còn chứa lượng cặn lớn nên rất dễ bị đóng cáo cặn trên đường ống, do đó tuyến thu gom phải đi ống to.
Nước thải nhiễm phóng xạ từ buồng chụp X – quang và khu tráng rửa phim chụp x quang: Quá trình chụp X Quang và chuẩn đoán hình ảnh bằng thiết bị chụp X – quang không trực tiếp tạo ra nước thải nhiễm phóng xạ. Mà quá trình rửa tráng phim sau khi chụp X Quang là nguồn chính phát sinh nước thải nhiễm phóng xạ.
Nước thải từ quá trình tráng rửa phim không chỉ nhiễm xạ mà còn chứa hàm lượng kim loại nặng cao độc hại cho môi trường và sinh vật, có thể gây quái thai dị hình khi tiếp xúc . Nước thải này không được quản lý sẽ là nguồn gây tác động trực tiếp đến các khu vực xung quanh. –
Nước thải từ hoạt động vệ sinh phòng làm việc và các trang thiết bị. –
Nước từ hoạt động giặt giũ…
2.Thành phần và tính chất của nước thải y tế
Nước thải y tế có chứa các thành phần ô nhiễm chính như sau:
- Các chất hữu cơ : trong nước thải phòng khám thường có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan phát sinh từ hoạt động của con người như ăn uống, vệ sinh và từ các khâu mổ hay máu, … hay từ quá trình phân rã tự nhiên của các chất hữu cơ trong các bệnh phẩm
- Thành phần vô cơ: thành phần vô cơ có trong các dung dịch sát trùng, thuốc dùng trong điều trị và sinh hoạt như độ kiềm, clorua, các kim loại nặng, Nitơ, Photpho, Lưu huỳnh, các chất độc, vắc xin, kháng sinh, dung dịch tẩy rửa…
- Và một trong những thành phần nguy hiểm nhất mang nhiều mầm bệnh nếu không được xử lý là các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các kí sinh trùng, amip, nấm, …Các mầm bệnh có trong máu, dịch, mủ, chất thải của con người.
3. Những lưu ý khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám đa khoa, xử lý nước thải phòng khám nha khoa như sau:
- Nếu nước thải là phòng khám đa khoa thông thường nên chọn công nghệ vi sinh dính bám kết hợp với màng MBR nếu không có diện tích rộng: hệ vi sinh sẽ xử lý các chất ô nhiễm, màng MBR sẽ đảm nhiệm khâu lọc nước thải. vì bản thân màng MBR chỉ cho nước đi qua còn các chất ô nhiễm khác sẽ bị giữ lại, kể cả vi sinh gây bệnh
- Nếu nước thải y tế có nguồn gốc từ bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa lớn thì nên chú ý tách riêng 02 loại nước thải này với nhau
- Nước thải phát sinh từ các khu vực Xquang, phòng mổ, khoa chống nhiễm khuẩn, phòng vô trùng thì nên tách riêng để xử lý bằng phương pháp hóa lý trước khi cho vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải từ hầm tự hoại, nhà WC, các khoa khám và chữa bệnh khác nên cho về bể điều hòa để bơm vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Một trong những lưu ý quan trọng là các công nghệ hiện nay đều phát sinh tiếng ồn >45 dB gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân khám chữa bệnh tại phòng khám, về lâu dài gây khó chịu cho người vận hành
Công nghệ xử lý nước thải y tế áp dụng cho phòng khám tư nhân và phòng khám đa khoa, nha khoa với công suất nhỏ đó là áp dụng công nghệ màng MBR như đã giới thiệu phần trên.
Khái niệm về màng MBR (Membrane – Membrane Bio Reactor)định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng.
• Chúng đạt hiệu quả rất cao đã được kiểm chứng trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như vi sinh vật trong nước thải.
• MBR có thể được ứng dụng với bể lọc kỵ khí hay hiếu khí.
• Việc ứng dụng MBR – kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học – như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn.
Công nghệ màng lọc MBR trong xử lý nước thải y tế là: công nghệ truyền thống sẽ có bể lắng II, tuy nhiên bể lắng II này có nhược điểm là khó lắng nếu chiều cao bể thấp và để khác phục điều này MBR được ra đời như là công nghệ đột phá thay thế bể lắng và bể khử trùng nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, thời gian thi công, hiệu quả xử lý hơn 30% so với công nghệ khác.
Ưu điểm của công nghệ màng lọc MBR trong xử lý nước thải y tế do Công Ty thi công là:
+ Tiết kiệm diện tích : Cần diện tích rất nhỏ từ 1 đến 2 m2 sàn tùy theo lưu lượng xả thải của đơn vị y tế.
+Sử dụng loại màng MBRcó suất xứ chứng nhận rõ ràng, đảm bảo công suất và hiệu quả cũng như tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí bảo trì cho khách hàng.
+ Độ ồn của hệ thống đảm bảo đạt mức nhỏ hơn 45 dB theo tiêu chuẩn xây dựng công trình Y tế đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh nhân, cán bộ công nhân viên trong phòng khám
+ Hệ thống được điều khiển tự động bằng tủ điện điều khiển được lắp đặt cùng hệ thống đảm bảo vận hành dễ dàng, thuận tiện, hệ thống tiết kiệm chi phí điện năng .
+ Chi phí đầu tư ban đầu nhỏ,bảo trì dễ dàng, hiệu quả cao đảm bảo nước sau xử lí đạt loại B theo QCVN 28:2010/BTNMT
*Sau khi lắp đặt hệ thống, quý khách hàng sẽ nhận được chính sách :
+ Bảo hành 1 năm đối với phần điện.
+ Bảo trì 5 năm với toàn bộ hệ thống
+ Tư vấn miễn phí khi phát sinh các sự cố của hệ thống .